Với bài viết này, Chúng tôi - Điện lạnh Bình Thạnh với nhiều năm kinh nghiệm trong việc sửa chữa tủ lạnh tại nhà khu vực TP.HCM sẽ hướng dẫn Quý khách có được chiếc tủ lạnh cũ như ý, hiệu quả và tiết kiệm
1. Thời gian làm việc của tủ
Theo chúng tôi, việc tủ lạnh hoạt động lâu ngày sẽ xảy ra các lỗi dù nhỏ hay lớn cũng sẽ ảnh hưởng tới năng suất hoạt động của tủ lạnh. Khoảng thời gian mà chúng tôi khuyên bạn nên chọn tủ có thời gian từ 5 năm trở lại đây. Bạn có thể xem ngày tháng sản xuất của tủ dưới Block máy nén của tủ.
2. Kiểm tra dây nguồn của tủ
Kiểm tra dây dẫn của tủ lạnh ngoài công việc đánh giá sản phẩm, còn có tác dụng phòng tránh nguyên nhân tủ chạy không bình thường như ngắt nghỉ liên túc rất có hại đến block máy nén sau này.
3. Bóng đèn của tủ
Bóng đèn của tủ lạnh có thể nói là một bộ phận Tải tiêu thụ năng lượng nên nếu bạn mở của tủ bóng đèn sáng là mọi chi tiết về nguồn điện trong tủ đang được đảm bảo.
4. Kiểm tra lưới tản nhiệt - Giàn nóng (phía sau tủ)
Lưới tản nhiệt nếu bị trầy xước, hoen rỉ, bám bụi sẽ là nơi xảy ra các hiện tượng bất thường của tủ sau này. Cho nên, tốt nhất không nên chọn loại tủ có đặc điểm như thế này
5. Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ
Kiểm tra khay đựng nước thải sau giàn nóng thường nằm ngay trên block máy, kiểm tra cụ thể các cuộn dây nằm phía sau lưng tủ. Trường hợp chảo đựng nước bị nứt do lâu ngày có thể gây mùi khó chịu, trong khi cuộn dây bị đóng bẩn là tác nhân gây nên các vấn đề của tủ sau này.
6. Đánh giá tổng thể tủ lạnh
Lớp vỏ bên trong tủ phải còn sáng bóng, không có vết nứt. Các kệ và ngăn kéo phải còn hoạt động tốt, chịu lực tối thiểu 50kg/ ngăn (Có thể: dùng tay ấn nhẹ nếu nó hoàn toàn cứng cáp thì an toàn còn nếu là chất liệu nhựa dẻo sẽ có một độ đàn hồi nhất định, nếu nó đàn hồi và xuất hiện thêm các vết nứt thì bạn không nên chọn nó). Đối với các kệ, nên kiểm tra xem có vết nứt hay không, các ngăn kéo còn khớp và linh hoạt không. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra thử xem điều kiện hoạt động của cụm điều chỉnh nhiệt độ, nếu điều chỉnh nhiệt độ bị lờn hoặc không cảm thấy chắc tay bạn không nên lựa chọn nó.
6.1. Kiểm tra vỏ ngoài
Bạn đừng quên kiểm tra lớp vỏ ngoài có bị bóp méo hay biến dạng không. Tuyệt đối tránh chọn tủ mà lớp vỏ ngoài đã xuất hiện vết nứt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng viết thử điện dò chạm vào bề mặt vỏ ngoài tủ, nếu có dấu hiệu bị rò điện thì đây không phải là một sự gợi ý tuyệt vời về chiếc tủ lạnh mà bạn nên chọn.
6.2. Kiểm tra cánh tủ có đóng kín hay không?
Kiểm tra các phía gioăng cửa tủ bằng mắt và ra soát lại bằng cách: Dùng tay mở, đóng của tủ bình thường nếu lúc đóng vào các gioăng của khít đều, mở ra một cách tự nhiên có cảm giác đều từ mọi phía cửa tủ. Khi cánh cửa tủ lạnh bị hở, hơi lạnh thoát ra ngoài khiến cho thực phẩm dự trữ bị hư hỏng vì thiếu hơi lạnh bảo quản. Đó là chưa kể đến trường hợp hóa đơn tiền điện tăng cao và bạn phải đối diện với một số lỗi khác phát sinh trên tủ lạnh. Để kiểm tra lực hút của miếng đệm bít viền quanh tủ lạnh, bạn dùng một tờ giấy kẹp giữa và đóng cửa tủ lạnh lại sau đó cố gắng kéo tờ giấy đó ra. Nếu cảm thấy nó lỏng lẻo dễ ra, thì đó là dấu hiệu miếng đệm bị hỏng.
7. Chọn tủ lạnh phù hợp chổ đặt để trong gia đình
Để chọn được một chiếc tủ lạnh vừa ý, không chỉ đáp ứng về nhu cầu kỹ thuật mà yếu tố khách quan, đẹp mắt trong không gian nhà ở cũng nên là tiêu chí của Bạn. Chọn được tủ phù hợp vị trí không những tiết kiêm được diện tích - làm căn nhà của Bạn thêm đẹp mà còn tránh được hư hỏng nếu phải thường xuyên thay đổi vị trí của tủ.
Từ kinh nghiệm nhiều năm chuyên sua tu lạnh tai nha khu vực TP.HCM. Dien lanh Binh Thanh góp ý các Bạn nên tham khảo, cân nhắc kỹ hoặc nếu có thể quý khách nên tìm một người có chuyên môn về tủ lạnh giúp đỡ.
Chúc quý khách chọn mua được tủ lạnh cũ có hiệu quả về kinh tế cũng như về nhu cầu sử dụng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét