Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Cấu tạo và cách sửa chữa rơ le thời gian (Timer) tủ lạnh.

Nhiệm vụ

Khống chế thời gian làm việc có chu kỳ của tủ lạnh, ví dụ 24,12,8 giờ đóng ngắt một lần; thời gian ngắt mạch cũng được điều chỉnh trên rơ le.

Cấu tạo

Gồm một động cơ điện xoay chiều một pha M có vòng ngắn mạch có điện áp làm việc như của động cơ máy nén. Trục động cơ qua một bánh răng giảm tốc truyền động cho một bánh cam có tốc độ một vòng trong 24 giờ. Tùy theo sự sắp xếp các vấu trên bánh cam ta có sự đóng ngắt tiếp điểm theo những chu kỳ thời gian nhất định.

Nguyên lý làm việc

Khi cấp điện cho tủ lạnh, tiếp điểm 1 – 4 của timer đóng, động cơ M có điện trở lớn có đủ điện áp làm việc sẽ quay. Sau một thời gian chu kỳ  đến thời gian phá băng, trục cam tác động động tiếp điểm 1 – 4 của timer mở ra, tiếp điểm 1 – 2 đóng khi đó có dòng điện đi qua rơ le -7, cầu chì 70 và qua dây điện trở, dây điện trở phát nhiệt làm nóng dàn bay hơi thực hiện quá trình xả đá, khi nhiệt độ dàn bay hơi lớn hơn -7oC, rơle -7 sẽ mở tiếp điểm ngừng cấp điện cho điện trở xả đá, khi đó động cơ timer có điện trở lại tiếp tục quay, sau một thời gian khoảng 15 phút tiếp điểm 1-2 của timer mở ra, 1- 4 đóng lại cấp điện cho máy nén tiếp tục quá trình làm lạnh.

Phương pháp kiểm tra

– Trực quan: Các bộ phận của rơ le sạch sẽ; sáng, tiếp xúc tốt; dùng tay vặn cam  thấy quay đều đến một lúc nào đó kêu tạch nghĩa là có tác động tiếp điểm trong tình trạng tốt.
– Dùng Ω kế  x  1000 xác định các chân 1,2,3,4 của rơ le.
– Dùng MΩ kế kiểm tra cách điện giữa cuộn dây và tủ nếu R > 0,5 MΩ là tốt.

 Kiểm tra, thay thế

– Dùng Ω kế kiểm tra rơ le xem động cơ M, các chân của rơ le có ở tình trạng tốt không, rơ le hỏng phải thay thế đúng loại, không sửa chữa được hoặc phải thay thế bằng mạch điện khác.
– Đấu rơ le thời gian tốt vào mạch điện theo sơ đồ nguyên lý.
theo Blogdienlanh.com

1 nhận xét: